Senior Manager là một thuật ngữ được nhắc đến khá quen thuộc trong các doanh nghiệp. Đặc biệt với các tổ chức có nhiều cấp quản lý khác nhau. Nếu bạn là một newbie và đang tìm hiểu về senior manager là gì, đừng bỏ qua bài viết này của Ninja nhé!
Senior manager là cụm từ để nói về các bạn làm ở vị trí cao trong công ty. Là những người có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng cũng như kinh nghiệm dày dặn. Đồng thời có khả năng giải quyết tốt các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc. Senior manager sẽ phải chịu rất nhiều áp lực và khắt khe hơn so với nhiều vị trí khác.
Vị trí này được quản lý và làm việc dưới các manager cấp cao hơn như giám đốc hay ban lãnh đạo. Tuy nhiên, trong công ty, senior manager gần như là vị trí quan trọng và nắm quyền điều hành rất nhiều bộ phận khác nhau.
Senior manager được xem như một trong các “chìa khóa” quan trọng để vận hành và phát triển công ty.
Senior account manager (hay còn được gọi là Quản lý bộ phận Account) là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các công việc account. Bao gồm thỏa thuận và thực hiện hợp đồng. Giữ quan hệ phát triển với khách hàng. Họ cũng là mắt xích quan trọng trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.
Tiêu chuẩn để trở thành một Senior account manager đòi hỏi khả năng phối hợp tốt với đội ngũ kinh doanh và các bộ phận khác. Mục tiêu của việc làm này là đạt chỉ tiêu doanh số và đảm bảo hài lòng cho khách hàng.
Brand Manager là Giám đốc thương hiệu hay Quản lý thương hiệu (tùy từng công ty). Là những “ngôi sao sáng” trong nhóm ngành FMCG, đảm nhiệm việc quản trị thương hiệu của sản phẩm.
Phối hợp cùng với CCO (Giám đốc kinh doanh), CMO (Giám đốc Marketing), Giám đốc thương hiệu sẽ góp phần vào công cuộc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ hài lòng khách hàng. Sau cùng đi kèm với sự lên ngôi của uy tín thương hiệu là các con số tăng trưởng thần kỳ trong doanh thu.
Tùy vào quy mô tổ chức, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà Senior Manager sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Một số công việc cụ thể của Senior Manager bao gồm:
– Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho bộ phận mà mình quản lý.
– Phân công công việc phù hợp cho các nhân viên trong bộ phận/ phòng ban.
– Xác định mục tiêu, KPIs mà doanh nghiệp cần đạt để có những chiến lược phát triển phù hợp nhất.
– Theo dõi, giám sát ngân sách của tổ chức, đảm bảo chúng được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
– Tiến hành triển khai các buổi hướng dẫn chuyên môn định kỳ nhằm nâng cao chất lượng nhân sự về kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách,…
– Xây dựng kế hoạch và đưa ra quyết định liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. Cũng như quy trình hoạt động của các bộ phận/ phòng ban trong công ty.
– Tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo quản lý cấp thấp và quản lý cấp trung của bộ phận.
– Giám sát, dự trù ngân sách cho mỗi hoạt động kinh doanh cũng như đề xuất cung cấp các nguồn lực để phát triển dự án.
Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những tố chất, yêu cần cần đạt được để trở thành một Senior Manager là gì. Nội dung tiếp theo đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Khi bạn đã đạt đến ngưỡng quản lý cấp cao thì kỹ năng giao tiếp thực sự đã trở thành một loại “vũ khí” mà bạn không thể thiếu. Với tư cách là người lãnh đạo, bạn phải kết nối các nhân viên của mình với nhau. Bạn cũng cần phải trao đổi nhiều điều với lãnh đạo hoặc các đối tác, khách hàng quan trọng.
Vì vậy, bạn cần có khả năng giao tiếp khéo léo để khiến cấp trên và đối tác hài lòng. Để các nhân viên cấp dưới tin phục và làm theo những gì mà bạn yêu cầu.
Dù bạn là nhân viên cấp thấp hay quản lý cấp cao thì kỹ năng teamwork – làm việc nhóm đều có vai trò cực kỳ quan trọng. Để công việc có thể diễn ra thuận lợi khi làm việc nhóm và đạt được hiệu quả tối đa thì bạn phải biết cách làm việc chung với các thành viên trong team.
Bạn là người hướng dẫn và cũng là người tạo nên bầu không khí chung, người gắn kết các thành viên lại với nhau. Hãy sẵn sàng hỗ trợ cho các nhân viên của mình bất cứ khi nào họ cần để không ai bị bỏ lại. Chỉ khi tất cả các thành viên đều tốt thì đội nhóm của bạn mới vững mạnh và dễ dàng đạt đến đích hơn.
Để làm việc hiệu quả và có tổ chức, điều quan trọng là phải có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc. Kỹ năng lãnh đạo giúp bạn hiểu được cách sắp xếp và phân bố công việc cho mọi người để đạt được mục tiêu chung.
Cho dù bạn là người quản lý, trưởng dự án hay thành viên nhóm, kỹ năng này còn cho phép bạn tạo động lực cho người khác.
Trở thành một senior manager sẽ cần giải quyết rất nhiều chuyện khác nhau cũng như cần hoàn thành tốt các dự án được ban lãnh đạo giao. Do đó, kỹ năng quản lý công việc một cách hợp lý là cực kỳ quan trọng để bạn có thể làm tốt ở vị trí này. Senior manager cần biết năng lực của từng nhân viên để phân công việc hợp lý.
Senior manager là gì luôn là một trong những câu hỏi của những ai đang muốn tìm kiếm công việc này. Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã biết những thông tin cơ bản về vấn đề này rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ trên có thể giải đáp được những vướng mắc của bạn.
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Tham gia ngay:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Group HCM: https://www.facebook.com/groups/952213511918580/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lammarketing0dong
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCemwpJtaSpQJL_0KGL8mkBA
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH