Để đảm bảo và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng OKR và KPI. Hai khái niệm được sử dụng phổ biến có sự khác biệt rất cơ bản. Từ cách thiết lập đến vận hành là cả một quá trình dài dù bạn sử dụng OKR hay KPI hoặc cả hai. Tìm hiểu cụ thể về hai thuật ngữ OKR, KPI trong bài viết dưới đây!
OKR và KPI đều là thuật ngữ được dùng để đánh giá quy trình hoạt động của một doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đi sâu phân tích, 2 khái niệm này có rất nhiều sự khác biệt. OKR là gì? KPI là gì?
Xem thêm: Marketing 0 đồng là gì? Cách Marketing 0 đồng hiệu quả
– KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator. Dịch sang tiếng Việt là chỉ số hiệu suất chính. Bạn có thể hiểu thuật ngữ này như sau:
+ Key: Xác lập mục tiêu chung của doanh nghiệp, công ty
+ Indicator: Thiết lập các chỉ số để đánh giá tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
– OKR là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Objective Key Result. Hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là Mục tiêu kết quả then chốt. Trong đó:
+ O: Mục tiêu của công ty, phòng ban, cá nhân. Trả lời cho câu hỏi Tôi muốn làm gì.
+ KR – Kết quả then chốt, trả lời cho câu hỏi Tôi đạt được mục tiêu đó bằng cách nào.
So sánh OKR và KPI, bạn dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt. Tuy nhiên, do cùng sử dụng để đo lường công việc nên một số doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc phân biệt OKR với KPI. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể sự giống và khác nhau giữa OKR – KPI trong nội dung dưới đây.
Như đã nhấn mạnh, OKR hay KPI đều sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, quá trình thực hiện công việc. Do vậy, ở một khía cạnh nào đó bạn có thể nhìn thấy những đặc điểm tương đồng:
– Được áp dụng trong các công ty lớn, nhỏ
– Mục đích hướng tới là giúp các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
– Có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất, năng suất của cá nhân và doanh nghiệp.
– OKR hay KPI đều cần CỤ THỂ và phải ĐỊNH LƯỢNG được. Hiểu đơn giản là phải bao gồm những con số cụ thể.
Nếu tìm hiểu kỹ, bạn có thể thấy ngay sự khác biệt rất lớn giữa OKR và KPI khi ứng dụng đánh giá kết quả công việc.
– Trọng tâm của cả 2 phương thức này hoàn toàn khác nhau.
+ OKR tập trung vào O – mục tiêu trước khi đưa ra kết quả then chốt (KR).
+ KPI tập trung vào I – chỉ số đo lường K – mục tiêu được đề ra trước đó.
Lấy ví dụ để bạn đọc hiểu hơn về sự khác biệt này như sau. Nếu bạn đặt mục tiêu là đưa doanh nghiệp phát triển nhanh chóng trong tháng 11/2022.
+ KPI: Bạn cần đặt được doanh 4 tỷ từ khách hàng mới, bán được 15.000 sản phẩm, doanh thu khách hàng cũ 4 tỷ…
+ OKR: Bạn cần đề ra các đề ra 3-4 KR để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, KR về doanh thu 10 tỷ, KR về khách hàng mới 50.000, KR về khách hàng cũ 1000 người.
– Cách thức ứng dụng
+ KPI thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp ổn định. Chỉ số được đưa ra nhằm đo lường, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, việc đánh giá có tính công bằng và minh bạch hơn.
+ OKR thường được áp dụng trong doanh nghiệp cần hoạch định kế hoạch, dự án phát triển trong thời gian cụ thể. Bỏ qua những điều không quan trọng, doanh nghiệp tập trung vào những thứ cần ưu tiên (các KR) để hoàn thành mục tiêu đề ra sớm nhất.
– Cách thức vận hành
+ KPI là công cụ theo dõi công việc hàng ngày của bạn. Ví dụ, cấp trên giao bạn viết 4 bài/ngày thì bạn cần hoàn thành đủ 4 bài như vậy mới là hoàn thành KPI.
+ OKR không theo dõi công việc hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, để hoàn thành OKR bạn cần bám sát KPI. KPI có thể điều chỉnh hàng ngày. Bạn có thể tăng KPI để hoàn thành KR đặt ra.
– Cơ chế:
+ KPI: Phân bổ từ trên xuống dưới (từ người quản lý cao hơn xuống). Đây là mệnh lệnh cần thực hiện.
+ OKR: Liên kết, hợp tác giữa các phòng ban để đạt được mục tiêu chung.
Dù doanh nghiệp bạn ứng dụng KPI hay OKR thì cũng cần xác định mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu này được xác lập dựa trên tình hình thực tiễn của doanh nghiệp trong thời gian gần nhất để có nguồn lực khả thi nhất.
– KPI và OKR có thể được ứng dụng cùng lúc tại doanh nghiệp để đạt được mục đích khác nhau. Ví dụ, khi doanh nghiệp đã đi vào khuôn khổ nhà quản lý sử dụng KPI để đánh giá năng lực nhân viên và tinh thần của họ. Với OKR, doanh nghiệp có thể sử dụng để hướng tới khát vọng vươn tầm. So với mục tiêu ban đầu, bạn chỉ cần đạt được 60 – 70% là thành công rồi.
– Đa số các doanh nghiệp hiện nay sử dụng KPI. Khi muốn chuyển đổi từ KPI sang OKR cần có quy trình. Từ việc chuyển đổi mục tiêu phù hợp, tạo kết quả then chốt đến với sử dụng công cụ đo lường.
+ Đặt mục tiêu: Mục tiêu của OKR không thể là đo lường như KPI. Khi doanh nghiệp chuyển đổi cần xem lại KPI và thay đổi phù hợp để đạt được mục tiêu truyền cảm hứng.
+ Tạo kết quả then chốt: KPI có thể đưa ra nhiều kết quả then chốt nhưng OKR thì không. Càng ít kết quả then chốt thì việc triển khai thực hiện kết quả càng dễ.
+ Sử dụng công cụ đo lường chính xác: Đây là lúc KPI phát huy hiệu quả. Các KR trong quá trình triển khai đều cần có KPI để đảm bảo kết quả. Việc ứng dụng linh hoạt nhằm mang đến kết quả tốt nhất.
Doanh nghiệp muốn phát triển không thể thiếu đi kế hoạch và đo lường. Mục tiêu và khát vọng cũng không thể thiếu. Do vậy, cách ứng dụng lý tưởng nhất là kết hợp cả OKR và KPI trong việc phát triển doanh nghiệp. Đây là sự kết hợp hoàn hảo nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
>>>Xem thêm một số thông tin hữu ích khác:
– Tổng hợp kỹ năng chăm sóc khách hàng qua điện thoại
– 4 mô hình kinh doanh b2b chiếm lĩnh thị trường
– Dịch vụ tư vấn marketing Ninja – Giải pháp vàng của doanh nghiệp triệu đô
Bài viết đã tổng hợp thông tin, giải đáp cụ thể cho bạn đọc về OKR và KPI. Doanh nghiệp tham khảo so sánh mà chúng tôi đưa ra để lựa chọn và kết hợp đúng đắn nhất KPI và OKR. Ngoài ra, để gia tăng hiệu suất công việc, gia tăng doanh số, doanh nghiệp cần tìm hiểu và ứng dụng các phần mềm marketing hỗ trợ quảng cáo bán hàng. Chúc bạn thành công!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Group HCM: https://www.facebook.com/groups/952213511918580/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lammarketing0dong
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCemwpJtaSpQJL_0KGL8mkBA
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH