Mở một tiệm làm tóc luôn là ước mơ của bất kỳ thợ cắt tóc nào. Dù quy mô ra sao, vấn đề về vốn, chi phí, danh sách các vật dụng cần mua và chuẩn bị… luôn là điều quan trọng nhất. Hãy cùng phần mềm Ninja giải đáp những thắc mắc về việc mở tiệm tóc cần bao nhiêu tiền và chuẩn bị những gì trong bài viết này nhé!
Trước khi bắt đầu kinh doanh salon tóc, các chủ cửa hàng cần liệt kê danh sách các chi phí cần phải chi trả để khởi đầu hoạt động của tiệm làm tóc. Một số khoản chi phí cần cân nhắc bao gồm:
Với các tiệm làm tóc quy mô nhỏ, không cần thiết phải thuê mặt bằng ở vị trí đắt đỏ hoặc diện tích lớn. Các mặt bằng nhỏ nằm trong ngõ hoặc khu vực có lưu lượng dân cư tương đối đông có thể phù hợp với quy mô và vốn đầu tư ban đầu của bạn.
Chi phí thuê mặt bằng cũng phụ thuộc vào vị trí, có thể là thành phố hoặc nông thôn. Tại thành phố, mặt bằng trong ngõ hoặc các kiot chung cư thường có giá thuê dao động khoảng 10 triệu đồng.
Trong khi đó, tại nông thôn, bạn có thể sử dụng các mặt bằng sẵn có tại nhà hoặc thuê cửa hàng với giá thuê phải chăng, chỉ khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng mỗi tháng.
Để đảm bảo tiệm làm đẹp của mình được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết, chủ salon cần xác định loại trang thiết bị phù hợp dựa trên mô hình và quy mô của tiệm. Đồng thời đảm bảo chất lượng của chúng.
Một số trang bị không thể thiếu cho tiệm của bạn bao gồm ghế cắt tóc, gương lớn, kệ để đồ, giường gội, máy uốn tóc, máy sấy tóc, ghế chờ, kéo cắt tóc, áo choàng cắt tóc,… Chi phí trung bình cho việc đầu tư trang thiết bị trong tiệm làm đẹp vừa và nhỏ dao động từ 25-30 triệu. Đối với các tiệm lớn hơn, chi phí đầu tư vào trang thiết bị ban đầu dự kiến cũng sẽ cao hơn.
>>> Xem thêm: Bỏ túi bí kíp mở tiệm tóc bình dân thu hút khách hàng
Có nhiều phương pháp quảng cáo mà bạn có thể sử dụng. Bao gồm phát tờ rơi, đặt biển quảng cáo, tiếp thị trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, dựa vào sự giới thiệu từ bạn bè hoặc người thân.
Nếu bạn có nguồn kinh phí, bạn có thể sử dụng phần mềm quảng cáo facebook trên điện thoại để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Đừng quên kết hợp với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
Số tiền bạn cần bỏ ra cụ thể sẽ phụ thuộc vào phương thức tiếp thị bạn chọn. Nếu bạn có nguồn vốn lớn, bạn có thể đầu tư mạnh mẽ hơn. Nếu không, hãy chọn phương thức tiếp thị phù hợp nhất để tiết kiệm chi phí.
Để trang trí tiệm tóc phù hợp và thu hút, bạn cần tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu là ai và tình trạng thu nhập của họ như thế nào. Nếu bạn muốn hướng đến khách hàng có thu nhập cao, hãy trang trí salon tóc theo phong cách sang trọng và lịch lãm.
Đối với khách hàng là học sinh – sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, bạn có thể trang trí không gian một cách đơn giản nhưng vẫn giữ được sự gọn gàng và hấp dẫn.
Ngoài các chi phí khác của tiệm cắt tóc, một cơ sở làm đẹp đương nhiên phải đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc tóc. Điều này bao gồm dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, kem sữa rửa mặt,…
Chi phí cho các sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào chất lượng, dòng sản phẩm và thương hiệu mà bạn chọn. Trung bình, trong giai đoạn mới mở tiệm, bạn có thể dự tính chi phí cho mảng này từ 5-6 triệu đồng.
Trong quá trình mở salon tóc, chi phí thuê nhân viên là không thể bỏ qua. Nếu quy mô cửa hàng nhỏ, bạn nên thuê khoảng 1 – 2 thợ phụ để thực hiện các công việc như gội đầu, sấy tóc, pha thuốc, nhuộm tóc,… Nhân viên phụ việc không cần có trình độ chuyên môn cao và bạn có thể tự đào tạo. Trong trường hợp này, bạn cần phải chi trả từ 4 – 6 triệu đồng cho mỗi nhân viên.
Bên cạnh những chi phí cơ bản đã nêu, bạn cũng cần dành một phần kinh phí để chi trả các chi phí khác như tiền thuê, hóa đơn điện nước và các chi phí phát sinh khác. Các chủ kinh doanh cần phải đóng ít nhất ba loại thuế, bao gồm lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Để có con số cụ thể, cần phải tính toán và ghi chép đầy đủ tài chính khi kinh doanh.
Sau khi bạn đã biết mức vốn cần thiết để mở tiệm tóc, điều quan trọng là bạn cần lập kế hoạch chi tiết về những gì cần chuẩn bị và thực hiện theo danh sách đó để tránh những sai sót không đáng có.
Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Qua kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ có một lộ trình rõ ràng, phân chia theo từng giai đoạn.
Bạn cần xác định số vốn cần chuẩn bị, vị trí kinh doanh, phân loại khách hàng, và nhu cầu thị trường, cũng như thiết kế tiệm tóc. Một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn xác định cách cạnh tranh với các đối thủ trong ngành một cách chính xác.
Khách hàng đóng vai trò then chốt trong việc quyết định các kế hoạch của bạn. Để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn có thể tập trung vào các đặc điểm nổi bật khi kinh doanh tiệm tóc. Điều này có thể là giá cả phải chăng, dịch vụ làm đẹp độc đáo, hoặc chương trình khuyến mãi đa dạng,…
Tiếp theo, bạn cần tiến hành phân đoạn thị trường dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý và nhu cầu của khách hàng,… Xác định chính xác đối tượng khách hàng là một bước quan trọng để giúp con đường kinh doanh của bạn thành công.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh là rất quan trọng. Qua việc nghiên cứu và phân tích, bạn sẽ nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó học hỏi và áp dụng những điểm mạnh phù hợp với mô hình của mình và tránh những điểm yếu mà họ có. Hơn nữa, việc này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường hiện tại.
Khi mở tiệm tóc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy phép cần thiết. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể hoặc doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ liên quan khác. Điều quan trọng là bạn cần đến cơ quan chức năng để được tư vấn và chuẩn bị đầy đủ các giấy phép. Việc xin giấy phép kinh doanh là rất quan trọng. Nếu không có giấy phép và khi cơ quan chức năng kiểm tra, bạn có thể phải đối mặt với việc bị phạt. Đừng chần chừ, hãy chuẩn bị sớm để tránh những rủi ro không đáng có.
Bạn nên xem xét thiết kế không gian một cách cẩn thận. Bởi đó là thời điểm mà khách hàng thư giãn và làm đẹp. Không gian của tiệm tóc cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy bạn nên ưu tiên thiết kế một không gian trang nhã, thông thoáng và rạng rỡ.
Đặc biệt, bạn cần chú ý đến việc chọn tông màu chủ đạo. Nên lựa chọn các màu sắc tươi sáng. Hạn chế sử dụng màu tối để tránh tạo ra một không gian u ám, làm cho trải nghiệm của khách hàng không được thoải mái.
Lập kế hoạch tiếp thị là một công việc cực kỳ quan trọng để lan tỏa thương hiệu của bạn tới khách hàng. Nếu bỏ qua hoạt động tiếp thị, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để thu hút khách hàng.
Có nhiều kênh tiếp thị mà bạn có thể tham khảo, bao gồm: Facebook, Instagram, Zalo, Google,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông khác như phần mềm đăng bài, banner quảng cáo, phát tờ rơi, quảng cáo miệng,…
Ngày nay, việc truyền trực tiếp thông qua livestream đã trở thành một phương tiện được nhiều chủ kinh doanh ưa chuộng. Bằng cách phát sóng trực tiếp, bạn có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy mô của salon tóc, không gian, và các dịch vụ mà bạn cung cấp.
Kết luận: Như vậy, chi phí để mở một tiệm làm tóc nhỏ có thể dao động từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng, phụ thuộc vào giá thực tế của máy móc, dụng cụ và các sản phẩm khác mà bạn sử dụng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi về mở tiệm tóc cần bao nhiêu tiền và có được kế hoạch đầu tư cụ thể.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH