Mẫu bảng lương nhân viên nhà hàng là một tệp biểu mẫu được sử dụng để ghi chép thông tin liên quan đến lương và các khoản trợ cấp. Mục đích của mẫu bảng lương là theo dõi và thanh toán lương cho nhân viên. Đồng thời giúp quản lý và nhân viên hiểu rõ về các thành phần cụ thể của lương của họ. Bảng lương của nhân viên nhà hàng cần chứa những thông tin gì? Cùng tham khảo những mẫu bảng lương nhân viên nhà hàng mới nhất dưới đây.
Để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất, các nhà hàng thường cần sử dụng nhiều tổ đội và có nhiều vị trí công việc khác nhau. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về mức lương giữa các vị trí. Tuy nhiên, bảng tính lương nhân viên nhà hàng thường có cấu trúc chung:
– Thông tin về nhân viên: Tên nhân viên, mã số nhân viên (nếu có), chức vụ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ, ngày vào làm việc, vị trí làm việc, các thông tin cá nhân khác.
– Thông tin về lương cơ bản: Mức lương cơ bản của nhân viên, dựa trên thời gian làm việc (ví dụ: giờ, ngày, hoặc tháng).
– Trợ cấp và phụ cấp: Các khoản trợ cấp và phụ cấp bao gồm trợ cấp ăn trưa, trợ cấp gửi xe, trợ cấp thâm niên. Mọi khoản trợ cấp khác mà nhân viên có quyền nhận.
– Các khoản khấu trừ: Bao gồm thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, và bất kỳ khấu trừ nào khác mà nhân viên phải trả.
– Tổng thu nhập: Tổng số tiền nhân viên nhận được sau khi tính toán lương cơ bản, trợ cấp, và sau khi trừ đi các khoản khấu trừ.
– Chữ ký: Chữ ký của nhân viên và người quản lý để xác nhận sự đồng ý với các thông tin trong bảng lương.
Dưới đây là một file thanh toán tiền lương thể hiện đầy đủ nội dung cần có của một mẫu lương cho từng nhân viên.
Tùy thuộc vào vị trí công việc, thời gian làm việc cụ thể và lượng khách đến nhà hàng để thưởng thức ẩm thực. Mỗi ca làm việc của nhân viên sẽ được tính lương theo các khoản khác nhau. Chi tiết như sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Lương tăng ca (nếu làm thêm giờ) + Thưởng/Trợ cấp
Trong đó:
– Mức lương tăng ca (buổi tối) thường được tính với tỷ lệ từ 1,2 đến 1,5 lần lương giờ làm việc bình thường.
– Lương làm thêm vào các ngày lễ, Tết, cuối tuần hoặc vào buổi tối thường được tính với tỷ lệ từ 1,3 đến 3 lần lương giờ làm việc bình thường.
Các mức lương này sẽ phụ thuộc vào quản lý và điều phối của từng nhà hàng, địa điểm kinh doanh. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân viên nhà hàng. Do đó, mỗi vị trí công việc có thể có cách tính lương khác nhau và thường được chia thành hai mức cơ bản:
– Lương cho nhân viên làm việc tại nhà hàng 4-5 sao.
– Lương cho nhân viên làm việc tại nhà hàng 1-3 sao.
Cách tính lương này còn phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm, thành tích cá nhân và địa điểm làm việc của nhân viên trong ngành hàng ẩm thực.
Để đạt được hiệu suất hoạt động cao, bộ phận bếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên đặc điểm độc đáo của nhà hàng. Khi nhà hàng có đầu bếp có kỹ thuật cao và bếp trưởng tài năng, nó mới có thể thu hút khách hàng quay lại lần sau.
Ví dụ:
Bảng lương nhân viên nhà hàng – Bộ phận Bếp
– Bếp trưởng điều hành: Mức thu nhập ~ 26 triệu đồng/tháng
– Bếp phó điều hành: Mức thu nhập ~ 20 – 25 triệu đồng/tháng
– Bếp trưởng: Mức thu nhập từ 15 -20 triệu đồng/tháng
– Bếp phó: Mức thu nhập từ 9 – 15 triệu đồng/tháng
– Đầu bếp: Mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng
– Phụ bếp: Mức thu nhập từ 3,5 – 5 triệu đồng/tháng
Mẫu bảng lương nhân viên nhà hàng thường cao hơn đáng kể so với các bộ phận khác. Điều này đồng nghĩa với việc các vị trí trong phòng này đòi hỏi mức độ cẩn trọng cao để tránh sai sót.
Ví dụ về cách tính bảng lương cho nhân viên ở một số vị trí trong bộ phận Nhà hàng như sau:
– Quản lý Bộ phận Ẩm thực và Đồ uống: Mức lương khoảng 22 triệu đồng/tháng
– Trợ lý giám sát Bộ phận: Mức lương từ 16 – 20 triệu đồng/tháng
– Quản lý Nhà hàng: Mức lương từ 15 – 17 triệu đồng/tháng
– Trợ lý quản lý Nhà hàng: Mức lương từ 10 – 12 triệu đồng/tháng
– Nhân viên Bồi bàn: Mức lương từ 4,5 – 6 triệu đồng/tháng
– Nhân viên Chạy món: Mức lương từ 3,5 – 5 triệu đồng/tháng
Lưu ý: Bảng lương của nhân viên quản trị Nhà hàng khách sạn có thể cao hơn so với bảng lương của nhân viên Nhà hàng thông thường.
Mức lương cơ bản trong ngành khách sạn thường được phân chia thành hai loại:
– Lương cho nhân viên làm việc tại khách sạn 4-5 sao.
– Lương cho nhân viên làm việc tại khách sạn 1-3 sao.
Quyết định về lương nhân viên nhà hàng có thể dựa trên mức độ trách nhiệm và khối lượng công việc mà mỗi cá nhân cần thực hiện. Ở các khu vực không phải là điểm du lịch chính, xa trung tâm thành phố, bảng lương của nhân viên nhà hàng có thể thấp hơn. Do sự không đều và không ổn định về lượng khách.
Một giải pháp hữu ích để doanh nghiệp quản lý chấm công và tính lương nhân viên trong ngành nhà hàng và khách sạn là sử dụng ứng dụng tính giờ làm việc Achamcong. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu trong việc giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản lý nhân sự, tối ưu quy trình chấm công và tính lương. Dưới đây là những tính năng nổi bật mà phần mềm mang lại cho người dùng.
– Chấm công nhận diện khuôn mặt thông qua 2 hình thức: sử dụng thiết bị camera chấm công hoặc ứng dụng chấm công trên điện thoại.
– Quản lý ca làm việc của nhân viên một cách khoa học và thuận tiện.
– Tạo và quản lý đơn từ một cách nhanh chóng.
– Xuất file báo cáo và bảng chấm công đơn giản, nhanh chóng.
Qua những thông tin tham khảo trên, Ninja mong rằng đã có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh mẫu bảng lương nhân viên nhà hàng một cách cụ thể và chi tiết nhất.
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Tham gia ngay:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH