Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mà mục tiêu bất kỳ nhãn hàng đều hướng đến. Không chỉ mang ý nghĩa về lợi nhuận, Brand loyalty quan trọng trong việc duy trì, phát triển một thương hiệu. Vậy brand loyalty là gì? Làm thế nào để xây dựng brand loyalty không mang tính chất ràng buộc? Theo chân Ninja tìm hiểu ngay nhé!
Brand Loyalty (hay lòng trung thành với thương hiệu) là thuật ngữ bao hàm sự cam kết, tin tưởng, trung thành của người tiêu dùng tới một nhãn hàng. Khi đã đạt đến lòng trung thành, doanh nghiệp và khách hàng không chỉ dừng lại ở việc “thuận mua – vừa bán”. Lúc này, thương hiệu và người tiêu dùng có sự đồng điệu về cảm xúc, chung tầm nhìn và chia sẻ được về giá trị tinh thần.
Vậy, 3 yếu tố chính để xây dựng brand loyalty là gì?
– Nhận thức thương hiệu – Brand Perception
– Đặc tính thương hiệu – Brand Attributes
– Tài sản thương hiệu – Brand Equity
Những con số dưới đây sẽ cho chúng ta biết tầm quan trọng của việc xây dựng Brand Loyalty. Một cách tự nhiên hoặc từ nỗ lực của thương hiệu, có đến 77% người tiêu dùng trung thành với nhãn hàng, trong đó những khách hàng liên tục ủng hộ một thương hiệu trên 10 năm.
– Tăng 25-95% khả năng sinh lời.
– Giảm 5% tỷ lệ khách hàng rời bỏ.
– Trên 27% người tiêu dùng trung thành sử dụng đa dạng các sản phẩm khác nhau thuộc hệ sinh thái của thương hiệu.
– Trên 90% khách hàng trung thành cung cấp doanh thu thường xuyên cho thương hiệu.
– Khoảng 90% khách hàng lựa chọn những thương hiệu có giá trị và tầm nhìn tương thích với khách hàng.
– Trên 50% khách hàng trung thành sẽ chia sẻ sản phẩm, dịch vụ mà họ ưa chuộng, Trong đó, mỗi khách hàng trung thành thuộc GenY sẵn sàng chia sẻ tới 17 người trải nghiệm tích cực với thương hiệu – nhân tố quan trọng biến khách hàng thành đại sứ thương hiệu.
– 16-24% là con số người tiêu dùng trở thành khách hàng trung thành khi được người thân quen giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tin cậy.
– Tăng ngay 25% giá trị vòng đời của thương hiệu chỉ bằng việc giới thiệu của khách hàng trung thành.
– Trên 60% khách hàng trung thành vẫn ủng hộ thương hiệu khi đại dịch Covid diễn ra.
Trong các nghiên cứu chuyên môn, Brand Loyalty được chia theo 3 mức độ để đánh giá:
Nhận diện thương hiệu (hay Brand Recognition) là mức độ đầu tiên. Ở mức độ này, người tiêu dùng chưa có trải nghiệm với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Mọi thông tin đến từ việc thấy thương hiệu xuất hiện, nghe nói về thương hiệu.
Dù mới là bước đệm, nhưng cấp độ nhận diện thương hiệu lại là cấp độ nền tảng, quan trọng và thường có từ những nỗ lực Marketing thương hiệu. Ở bước này, việc đẩy mạnh SEO, sử dụng phần mềm đăng bài facebook miễn phí đăng hàng loạt,… sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực.
Sự ưa chuộng thương hiệu (hay Brand Preference) là mức độ mà khách hàng ở đó đã sử dụng và hài lòng về sản phẩm, dịch vụ. Đó sẽ là kết quả của sự tương thích giữa giá trị sản phẩm, chất lượng, trải nghiệm mà thương hiệu và giá trị người tiêu dùng tìm kiếm.
Một thách thức ở mức độ này là tất cả thương hiệu trên thị trường cũng đang trên chặng đua giành lấy lòng trung thành của khách hàng. Những nhận diện độc đáo, các chương trình ưu đãi về giá,… liên tục được tung ra. Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn mẫu mã, sản phẩm, giá cả,… Sự cạnh tranh là vô cùng lớn.
Để không bị lãng quên với những khách hàng cũ, việc chăm sóc thường xuyên, nhắc khách hàng nhớ về thương hiệu là điều bắt buộc. Các công cụ tương tác tự động như tool gửi tin nhắn facebook hàng loạt, tool spam cmt đang hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà bán hàng,…vô cùng hiệu quả.
Sự khẳng định thương hiệu (hay Brand Insistence) là một giai đoạn đỉnh cao, khi người tiêu dùng đã có sự tin tưởng và cam kết. Ở mức độ này, khách hàng của bạn sẵn sàng từ chối sự mời gọi từ bất kỳ thương hiệu cạnh tranh nào khác.
Sự khẳng định này không chỉ đến từ giá trị sản phẩm mang lại, đó là sự đồng điệu về cảm xúc, giá trị và mối quan hệ tinh thần.
Bạn có thể thấy được điều này trong các group chia sẻ về thương hiệu. Doanh nghiệp sử dụng tool add mem group, thêm những thành viên chất lượng và các thành viên luôn thảo luận sôi nổi về các chủ đề xoay quanh thương hiệu.
Từ những mức độ lòng trung thành với thương hiệu, bạn sẽ dễ dàng xây dựng chiến lược Branding hướng đến Brand Loyalty.
– Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, độc đáo. Bước đầu tiên là qua biểu tượng, logo, màu sắc đặc trưng.
– Câu chuyện thương hiệu dễ đồng cảm, có giá trị chia sẻ và chứa đựng thông điệp thương hiệu. Như Ninja đã chia sẻ, việc xây dựng kết nối sâu sắc về tinh thần với khách hàng là điều bắt buộc.
– Trải nghiệm khách hàng mượt mà từ online đến offline.
– Các kênh tương tác trên nền tảng mạng xã hội, website, email marketing, nhà phân phối,..đều được duy trì liên tục.
– Các hình thức khuyến mãi, ưu đãi, điểm thưởng,…cho những khách hàng trung thành.
– Sản phẩm, dịch vụ đáp ứng hoặc vượt kỳ vọng khách hàng.
– Sau khi khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục nhớ đến thương hiệu bạn thông qua dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ.
– Hãy để khách hàng tham gia vào mọi công đoạn của thương hiệu, đó là cách thể hiện việc thương hiệu luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến khách hàng trung thành.
Lời kết
Quá trình xây dựng lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty) sẽ bắt đầu và đúng hướng khi thương hiệu hiểu brand loyalty là gì, các cấp độ trong lòng trung thành. Từ đó xây dựng bài bản và từ bước. Chúc thương hiệu thành công!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH