Để đo lường sức mạnh và độ nhận điện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, “giới chuyên môn Branding” sử dụng thuật ngữ Brand Health. Cùng Ninja tìm hiểu Brand Health là gì và những khái niệm xung quanh thuật ngữ này nhé!
Cùng Ninja tìm hiểu về những khái niệm xung quanh Brand Health là gì?
Brand Health (hay sức khỏe thương hiệu là gì?) là một thang đo về mức độ nhận diện, nhất quán và kết nối của thương hiệu với khách hàng.
Nhờ chỉ số này, doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá tình trạng tổng thể của thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu đang được nhận thức thế nào trên thị trường? Mức độ tương tác với khách hàng ra sao? Đánh giá chung của thị trường về thương hiệu thế nào?
Để đo lường sức khỏe thương hiệu, Brand Health Check ra đời. Đây là một bộ tiêu chuẩn, bao gồm các chỉ số, thước đo, dữ liệu đánh giá hiệu suất thương hiệu trên thị trường.
Có rất nhiều chỉ số được đưa ra để đánh giá Brand Health. Nhưng để tóm tắt và bao hàm nhất, các chuyên gia thống nhất đánh giá sức khỏe thương hiệu trên 5 chỉ số. Tìm hiểu các chỉ số trong báo cáo sức khỏe thương hiệu (hay Brand Health Check report)
– Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) đo lường mức độ uy tín và đánh giá tích cực về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
– Nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) đánh giá mức độ nhận biết, tần suất nhắc đến thương hiệu. Nếu chỉ số này thấp, các doanh nghiệp cần đầu tư vào các chiến dịch lan tỏa, sự kiện gắn kết, kết hợp với các công cụ tương tác, đẩy bài, tool tự đăng bài facebook uy tín,…
– Định vị thương hiệu (Brand Positioning) đánh giá vị trí thương hiệu của bạn trong tâm trí của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
– Tài sản thương hiệu (Brand Equity) đo lường giá trị tài sản thương hiệu, tức là giá trị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Bao gồm brand loyalty (brand loyalty là gì?), mức định giá, khả năng tạo ra lợi nhuận.
– Mức độ tham gia, cam kết của nhân viên với công việc, tổ chức, thương hiệu (Employee Engagement) như thang đo “chỉ số hạnh phúc” của nhân viên khi làm công việc liên quan đến thương hiệu.
– Mức độ hiện diện, ảnh hưởng của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh (Share of Voice – SOV) đo bằng cách theo dõi tỷ lệ chi phí quảng cáo và nội dung trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội so với tổng chi phí quảng cáo và nội dung trong ngành.
– Nhìn nhận kết quả của các chiến lược quảng bá, tiếp thị nói chung. Qua đó phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân sự, dữ liệu chiến dịch,…và kịp thời điều chỉnh.
– Định hình vị trí của thương hiệu trên chặng đua các thương hiệu.
– Duy trì tập trung vào sự thịnh vượng của thương hiệu theo thời gian.
Bạn có thể thu thập các chỉ số về sức khỏe thương hiệu như sau:
Các chỉ số trên nền tảng mạng xã hội, blog, báo, trang tin tức,… thể hiện rất tốt độ nhận diện và những câu chuyện thảo luận xoay quanh thương hiệu.
Từ các công cụ đo lường chuyên môn, bạn sẽ nhìn nhận được thương hiệu đang được thảo luận theo hướng tích cực hay tiêu cực.
– Lượng bình luận, thả cảm xúc về bài viết.
– Tỷ lệ nhận và phản hồi tin nhắn gửi bằng phần mềm spam tin nhắn tự động, hàng loạt. Trong đó, nội dung spam tin nhắn messenger thường về chiến dịch sale, ra mắt sản phẩm, khai trương,…
– Tần suất xuất hiện tự nhiên, không tài trợ, không quảng cáo.
– Các chỉ số liên quan đến blog, website, báo: time-on-site, traffic, share,…
Để nghiên cứu chuyên sâu và nhận những phản ánh chính xác, các thương hiệu phải thực hiện khảo sát.
Một cách nhanh và hiệu quả nhanh mà các thương hiệu đang làm là gửi survey trong những cộng đồng liên quan. Nếu không có, doanh nghiệp tạo group và add mem group facebook vào cộng đồng để làm khảo sát.
Với những mẫu khảo sát đơn giản, bạn có thể thu thập dễ dàng qua những cuộc trao đổi nhanh trên các nền tảng khi với sự hỗ trợ của tool spam comment group facebook.
Từ việc thu thập và đo lường các chỉ số, bạn sẽ hiểu hơn mức độ thương hiệu của mình đang được nhận biết và đánh giá thế nào.
Lời kết
Bài viết “Brand Health là gì” và những khái niệm liên quan sẽ đem đến cái nhìn tổng quan cho người đọc về sức khỏe thương hiệu. Từ việc hiểu, bạn sẽ làm đúng, làm tốt hơn trong quản trị thương hiệu. Chúc bạn thành công!
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH