Tương tự với khám sức khỏe định kỳ của chúng ta, sức khỏe thương hiệu cũng luôn phải được các doanh nghiệp, nhãn hàng theo dõi sát sao để bám sát chiến lược, kịp thời điều chỉnh để phù hợp thị trường. Trong lĩnh vực Branding, Marketing, chúng ta có thuật ngữ brand health check. Vậy brand health check là gì? Làm sao để hiểu và cải thiện những tiêu chuẩn của brand health check? Cùng Ninja làm rõ nhé!
Brand Health Check – (BHC) (hay sức khỏe thương hiệu là gì?) là thuật ngữ chuyên sâu, sử dụng trong Brand Management (Quản trị thương hiệu) và Brand Marketing (Tiếp thị thương hiệu).
BHC là bộ tiêu chuẩn đánh giá, đo lường sức khỏe – hiệu suất thương hiệu. Chi tiết hơn là sự tương tác, nhận thức của người tiêu dùng trên thị trường về thương hiệu, mức độ trung thành của khách hàng,… Từ những dữ liệu đo lường, thương hiệu tiếp nhận và cải thiện mức độ tương tác trên thị trường.
Một vài cách đo lường brand health check là gì?
– Nhận thức về thương hiệu – Brand Awareness
– Danh tiếng thương hiệu – Brand Reputation
– Tài sản thương hiệu – Brand Equity
– Định vị thương hiệu – Brand Positioning
– Mức độ tham gia, cam kết của nhân viên với công việc, tổ chức, thương hiệu – Employee Engagement
– Mức độ hiện diện, ảnh hưởng của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh – Share of Voice (SOV)
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
Brand Management là gì? Ví dụ về quản trị thương hiệu kinh điển
Thước đo sức khỏe thương hiệu bao gồm những tiêu chuẩn, thang đo để thương hiệu đánh giá hiệu suất, tình trạng thương hiệu trên thị trường. Từ đo lường và đánh giá sẽ cung cấp các thông tin cần thiết, giúp doanh nghiệp điều chỉnh, cải thiện chiến lược phát triển thương hiệu.
Nhận thức về thương hiệu thể hiện mức độ người tiêu dùng trên thị trường hoặc khách hàng nhận biết về thương hiệu. Vậy làm sao để đo lường mức độ nhận biết về thương hiệu?
– Ở mức độ cơ bản, người tiêu dùng có thể nhận biết logo, tagline, tên thương hiệu – Nhận diện thương hiệu.
– Khách hàng nhận biết, phân biệt được sản phẩm, dịch vụ cụ thể có kết nối hoặc thuộc thương hiệu – Nhận diện sản phẩm.
– Khách hàng về giá trị cốt lõi, thông điệp, hình ảnh thương hiệu. Thậm chí cao hơn là hiểu biết về lịch sử hình thành, tầm nhìn chiến lược của thương hiệu – Nhận thức thương hiệu.
– Người tiêu dùng nhớ đến và tìm đến thương hiệu khi cần mua sản phẩm/dịch vụ – Nhớ thương hiệu.
Để đo lường và phân tích Brand Awareness, thương hiệu tập trung vào các thông số:
– Traffic, time-on-site, tương tác trên Website.
– Trên nền tảng mạng xã hội: lượng reach, follow, mentions, tỷ lệ mở thư và phản hồi khi nhận tin từ phần mềm nhắn tin facebook hàng loạt và độ tăng trưởng của các số liệu này.
– Số liệu từ các khảo sát thị trường.
– So sánh với đối thủ cạnh tranh
– Tần suất xuất hiện của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mà không có sự tham gia của tài trợ, quảng cáo.
Để nâng cao Brand Awareness, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, tăng cường tần suất xuất hiện, đẩy mạnh sự kiện gắn kết thương hiệu với khách hàng. Sử dụng tool đăng bài group facebook hàng loạt uy tín là giải pháp thức thời mà doanh nghiệp 4.0 sử dụng.
Danh tiếng thương hiệu được đo lường qua các trải nghiệm, hành vi tiêu dùng, ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu. Qua đó thể hiện cách thị trường nhìn nhận về thương hiệu.
Để xây dựng và duy trì danh tiếng thương hiệu, việc chăm sóc khách hàng, Remarketing qua cách spam trên messenger, các chiến dịch tiếp thị,… đều phải tuân thủ chuẩn mực về chất lượng, quy tắc giao tiếp của thương hiệu và trách nhiệm xã hội (CSR).
Thương hiệu sẽ cần xây dựng tính cách thương hiệu và cách tiếp thị để người dùng dùng nhận thức về thương hiệu. Và cách thị trường, tiếp nhận và nhìn nhận thương hiệu sẽ tác động ngược lại, thay đổi chiến lược tiếp thị và quảng bá của thương hiệu.
Để định vị thương hiệu, các Brand đang đi theo quy trình sau:
Nghiên cứu thị trường -> Xác định giá trị cốt lõi -> Xác định lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point – USP) -> Mục tiêu thị trường (khách hàng) -> Xây dựng thông điệp thương hiệu -> Định vị thương hiệu trên thị trường (giá, chất lượng, tính sáng tạo, giá trị thương hiệu,…) -> Thực hiện chiến dịch tiếp thị, quảng bá.
Bạn sẽ dễ dàng đo lường được Brand Positioning qua các khảo sát bằng cách tương tác (spam cmt facebook, spam tin nhắn,…), phân tích dữ liệu truy cập trên nền tảng số (mạng xã hội, Website, Forum,…).
Employee Engagement thể hiện mức độ tham gia, cam kết và động viên của nhân viên đối với công việc, tổ chức, và mục tiêu của chính nhóm nhân viên.
Một nhân viên / nhóm nhân viên có tinh thần làm việc, sự hài lòng và cảm giác tự hào trong công việc sẽ có những đặc điểm sau:
– Tính cam kết hoàn thành nhiệm vụ.
– Tính sáng tạo cho tổ chức.
– Lòng trung thành với tổ chức.
– Chú trọng phát triển kỹ năng, sự nghiệp cá nhân.
Vậy ảnh hưởng Employee Engagement đến Brand Health Check là gì?
– Sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp bắt nguồn từ nhân sự nhiều hơn là sản phẩm, dịch vụ.
– Đội ngũ nhân viên tốt, chuyên nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và tạo sự hài lòng cho khách hàng.
Để cải thiện Employee Engagement, doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc có tính hỗ trợ, có cơ hội thăng tiến và thường xuyên khảo sát, đào tạo nhân sự nâng cao trình độ nhân viên.
Share of Voice (SOV) được sử dụng để đo lường mức độ hiện diện và ảnh hưởng của một thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Công thức đo lường SOV:
SOV = [(Chi phí quảng cáo của thương hiệu cụ thể) / (Tổng chi phí quảng cáo của tất cả các thương hiệu trong ngành)] / 100
SOV giúp:
– Đánh giá hiệu suất các chiến dịch tiếp thị
– Đánh giá sự hiện diện của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh
– Tạo ra những thay đổi trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo (nếu cần).
Lời kết
Qua các thông tin Ninja cung cấp, những câu hỏi về sức khỏe thương hiệu không còn làm khó bạn. Bao gồm Brand Health Check là gì? Thước đo sức khỏe thương hiệu gồm những gì? Bằng cách hiểu biết và vận dụng, việc chăm sóc sức khỏe thương hiệu sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu của bạn từ phía khán giả. Chúc thương hiệu của bạn thịnh vượng, vượt lên trên thị trường cạnh tranh.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH