Hiểu rõ Quy trình hoạt động của công cụ tìm kiếm rất quan trọng trong quá trình SEO, vì bạn sẽ biết được những gì bạn làm sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến kết quả.
Phần mềm Ninja xin hướng dẫn 1 số nội dung sau
Công cụ tìm kiếm có hai chức năng chính – Thứ nhất: thu thập thông tin & lập chỉ mục; và Thứ hai: cung cấp câu trả lời bằng cách đánh giá tính tương quan & kết quả hiển thị.
1. Thu thập thông tin và Lập chỉ mục
Thu thập và lập chỉ mục hàng tỉ tài liệu, trang web, tệp tin, tin tức, video và các nội dung đa phương tiện trên mạng lưới internet.
2. Cung cấp câu trả lời
Cung cấp câu trả lời tương quan với truy vấn của người dùng sau khi sàng lọc danh sách các trang có nội dung tương quan, các website đã được xếp hạng hoặc các mục thông tin đã thu thập.
Hãy tưởng tượng World Wide Web là mạng lưới các trạm dừng của hệ thống tàu điện ngầm trong một thành phố lớn.
Mỗi trạm dừng là một tài liệu riêng biệt (thường là một trang web, nhưng đôi khi có thể là PDF, JPG hay một tập tin khác). Các công cụ tìm kiếm cần một con đường để “thu thập” thông tin của toàn thành phố, cũng như tìm kiếm các trạm dừng trên suốt đường đi, vì vậy, chúng sử dụng con đường tốt nhất sẵn có – đó là các liên kết.
“Cấu trúc liên kết của một website có nhiệm vụ kết nối các trang của chúng lại với nhau.”
Thông qua liên kết, các robot tự động của công cụ tìm kiếm, còn được gọi là “crawler” hay “spider”, có thể tiếp cận hàng triệu triệu nội dung có liên kết với nhau.
Khi các công cụ tìm kiếm thấy những trang này, chúng sẽ tiến hành phân tích mã (code) của những trang đó và lưu trữ các thông tin được chọn trong những hệ thống quản lý khổng lồ. Các thông tin này sau đó sẽ hiển thị trên trang kết quả theo truy vấn của người dùng. Để có thể chứa đựng hàng triệu trang web có thể hiển thị cho người dùng chỉ trong tích tắc, các công cụ tìm kiếm đã xây dựng các trung tâm dữ liệu khổng lồ nằm rải rác khắp các thành phố lớn trên toàn thế giới.
Các trung tâm lưu trữ thông tin đồ sộ này chứa hàng ngàn máy tính liên tục xử lí lượng thông tin khổng lồ. Khi người dùng tiến hành tìm kiếm trên bất cứ một công cụ tìm kiếm nào, họ muốn kết quả phải hiển thị ngay lập tức – chỉ cần chậm trễ từ 1 đến 2 giây thôi cũng khiến họ không vừa lòng, vì vậy, các bộ máy này phải làm việc cật lực để cung cấp câu trả lời nhanh nhất có thể.
Công cụ tìm kiếm là những cỗ máy cung cấp câu trả lời. Khi người dùng tiến hành tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm phải sẽ sàng lọc hàng triệu tài liệu của mình và làm hai việc – đầu tiên, gửi đi những kết quả có nội dung tương quan, hữu ích đối với truy vấn của người tìm kiếm – và thứ hai, xếp hạng những kết quả đó theo thang giá trị đã được công nhận. Nội dung “tương quan” và “quan trọng” là hai tiêu chí mà quá trình tối ưu hoá công cụ tìm kiếm luôn hướng đến.
Đối với công cụ tìm kiếm, sự tương quan không đơn giản là hiển thị các trang có chứa từ tìm kiếm. Trong thời kì đầu, các bộ máy tìm kiếm cũng chỉ quanh quẩn với phương pháp đánh giá khá đơn giản này và sau đó nhận ra rằng kết quả mà chúng hiển thị không đủ công bằng (đối với các webmaster) và chất lượng (đối với người tìm kiếm). Do đó, qua nhiều lần cải tiến, các kĩ sư thông minh của các công cụ tìm kiếm đã tìm ra những cách thức tốt hơn giúp hiển thị những nội dung có giá trị để thoả mãn nhu cầu của người dùng. Ngày nay, có hàng trăm yếu tố để đánh giá sự tương quan, và chúng ta sẽ thảo luận các yếu tố đó trong tài liệu hướng dẫn này.
Hiện nay, các công cụ tìm kiếm thường đánh đồng tầm quan trọng với sự phổ biến – một website, trang web hay tài liệu càng phổ biến thì thông tin chúng chứa đựng bên trong càng có giá trị cao. Trên thực tế, phương thức đánh giá này khá thành công. Các công cụ tìm kiếm vẫn tiếp tục cung cấp kết quả thoả mãn người dùng bằng cách sử dụng các tiêu chí riêng để đánh giá độ phổ biến của một website.
Tính phổ biến và độ tương quan được xác định bằng các phương trình toán học rất tỉ mỉ – gọi là các thuật toán – để có thể tách “lúa” ra khỏi “trấu” và tiến hành xếp hạng giá trị từng hạt lúa căn cứ trên hương vị của nó (hay theo tiêu chí nào đó mà người nông dân thường dùng để đánh giá).
Các thuật toán này gồm hàng trăm yếu tố khác nhau. Trong lĩnh vực tiếp thị thông qua tìm kiếm, chúng tôi thường gọi chúng là các “yếu tố đánh giá thứ hạng”.
Các thuật toán phức tạp của công cụ tìm kiếm thoạt nhìn có vẻ rất khó lĩnh hội, và chính các công cụ đó hầu như không cung cấp phương pháp nào cụ thể để giúp bạn gặt được kết quả tốt hơn hay thu nhận được nhiều lưu lượng hơn. Các thông tin về qui trình tối ưu hoá cũng như các thủ thuật hay mà công cụ tìm kiếm cung cấp khá “ít ỏi” được chúng tôi tổng hợp bên dưới:
Google đưa ra các phương pháp sau đây giúp website của bạn cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của chúng:
Các kĩ sư của Bing làm việc tại Microsoft đã đưa ra các phương pháp sau giúp website của bạn cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm:
Vậy, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì còn nhiều thật nhiều những thủ thuật khác nữa?
Đúng vậy! Nhưng không việc gì phải hoảng sợ!
Sau hơn 15 năm kể từ lúc chức năng tìm kiếm website xuất hiện trên internet, những online marketer đã đúc rút được hệ phương pháp phản ánh qui trình xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm. Các marketer và người làm SEO đã sử dụng dữ liệu đó để giúp website của họ cũng như của khách hàng đạt được vị trí tốt hơn.
Ngạc nhiên ở chỗ, công cụ tìm kiếm thật ra rất ủng hộ những nỗ lực này, nhưng lại không công bố chúng một cách rộng rãi. Các buổi hội nghị liên quan đến vấn đề tiếp thị trực tuyến như Search Marketing Expo (Triển lãm tiếp thị trực tuyến), Pubcon, Các chiến lược tối ưu hoá công cụ tìm kiếm,Distilled & MozCon của SEOmoz đã thu hút khá nhiều kĩ sư cùng các đại diện từ những công cụ tìm kiếm chủ đạo. Các đại diện này thỉnh thoảng cũng giúp đỡ các webmaster bằng cách tham gia vào các blog, diễn đàn hay đội nhóm của họ.
Có lẽ không một công cụ ưu việt nào có thể giúp webmaster nghiên cứu hoạt động của công cụ tìm kiếm hơn là sự tự do sử dụng chính công cụ tìm kiếm đó để tiến hành các thử nghiệm, đưa ra các quan điểm kiểm tra và cấu thành các ý kiến. Nhờ qui trình lặp đi lặp lại và đôi khi hơi khó khăn này, người ta đã đúc rút được một lượng lớn kiến thức đáng kể về các chức năng của công cụ tìm kiếm.
Trong lần thí nghiệm này, chúng tôi bắt đầu với giả thuyết cho rằng, liên kết nằm ở vị trí cao hơn trong đoạn mã của trang sẽ có giá trị tốt hơn liên kết nằm dưới trong đoạn mã đó. Chúng tôi đã kiểm nghiệm điều này bằng cách tạo ra một tên miền vớ vẩn và cho nó liên kết đến ba trang khác, tất cả đều chứa cùng nội dung vớ vẩn như nhau. Sau khi công cụ tìm kiếm thu thập các trang này, chúng tôi phát hiện rằng, trang web được liên kết ở vị trí cao nhất trên trang chủ được xếp hạng ở vị trí thứ nhất.
Đây không phải là cách làm duy nhất giúp đem lại kiến thức cho những người làm online marketing.
Những thông tin gây tranh cãi về các dấu hiệu công cụ tìm kiếm có thể sử dụng, cũng như cách thức chúng xếp thứ tự kết quả hiển thị, có thể được tìm thấy trong các ứng dụng được gửi đến Cục Bản quyền Hoa Kỳ của các công cụ tìm kiếm. Có lẽ một trong những sáng chế nổi tiếng nhất chính là hệ thống sản sinh ra phiên bản sơ khai của Google trong các kí túc xá Stanford cuối những năm 90 – PageRank – có tên tài liệu là Patent #6285999 – Phương pháp xếp hạng node trong một cơ sở dữ liệu được liên kết. Bài viết nguyên bản về vấn đề này – Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web Search Engine – cũng là chủ đề đáng được nghiên cứu. Nếu bạn không có hứng thú với các phép tính phức tạp, bạn không cần phải sợ hãi. Mặc dù các phương trình toán học về mặt học thuật cũng rất thú vị, nhưng việc phải lĩnh hội những kiến thức phức tạp này thường khiến các marketer phải sợ hãi tránh né. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải “thẩm thấu” tất cả các phép tính này mới có thể làm SEO!
Nhờ các phương pháp như phân tích bằng sáng chế, tiến hành thử nghiệm và kiểm tra trực tiếp, cộng đồng online marketing có thể hiểu được cách thức hoạt động cơ bản của công cụ tìm kiếm cũng như các yếu tố trọng yếu cần có để xây dựng website đạt được thứ hạng cao với lượng truy cập đáng kể.
Phần còn lại của tài liệu sẽ tập trung giải thích một cách rõ ràng và chính xác những thủ thuật hay bạn nên áp dụng! Từ từ nghiền ngẫm nhé!
Để bán hàng trên facebook hiệu quả mời xem thêm: Phần mềm Facebook Ninja , Facebook Ninja
Link tải phần mềm Facebook Ninja:
Tải các phần mềm Ninja tại đây:
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH