Bạn đã từng cảm thấy nản lòng vì công việc kinh doanh salon tóc của bạn không thể tiến triển? Bạn thường tự hỏi xem mình đã mắc sai lầm ở đâu khiến cho việc kinh doanh trở nên trì trệ? Đừng lo lắng, phần mềm Ninja sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh salon tóc hiệu quả. Những kinh nghiệm này bạn có thể áp dụng và chia sẻ đến những chủ salon tóc khác đang gặp phải tình huống tương tự.
Salon là những cửa hàng làm tóc và tạo kiểu phục vụ cả nam và nữ. Khách hàng khi đến đây không chỉ có cơ hội được cắt tóc theo ý muốn mà còn được trải nghiệm các dịch vụ đi kèm như gội đầu, massage, và hấp dầu.
Các đặc điểm phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở các tiệm tóc là:
– Thường thì các tiệm sẽ trang bị nhiều thiết bị như máy uốn, máy duỗi, máy ép, máy hấp,…
– Bên cạnh đó, tiệm cũng sẽ trưng bày các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu gội – dầu xả,… để khách hàng có thể quan sát ngay khi bước vào.
>>> Xem thêm: Cách viết feedback hay về tóc ấn tượng, tăng doanh thu cho salon
Khi đã xác định được số vốn cần thiết để mở salon tóc, bước tiếp theo là chuẩn bị và thực hiện các yếu tố mà phần mềm Ninja đã tổng hợp dưới đây:
Dựa vào kế hoạch chi tiết, bạn có thể xác định mục tiêu kinh doanh của mình để đi đúng hướng. Đồng thời biết được lộ trình phát triển rõ ràng theo từng giai đoạn để cố gắng đạt được.
Trong kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ đề cập đến: số vốn cần thiết để mở tiệm làm tóc, vị trí kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường tiêu thụ, … Tóm lại, một kế hoạch càng cụ thể, bạn sẽ có kế hoạch hoạch định chính xác hơn, nâng cao cơ hội cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích, bạn sẽ hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Điều này giúp bạn biết được họ đã thực hiện những gì thành công và những gì họ chưa làm được.
Từ đó bạn có thể áp dụng những điểm mạnh phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Đồng thời bạn cũng có thể nhanh chóng nghiên cứu và phát triển những gì mà đối thủ chưa thực hiện được cũng như cải thiện những điểm yếu của họ. Chỉ khi đó, bạn mới thật sự nổi bật và tạo được ấn tượng với khách hàng so với đối thủ.
Xác định đối tượng mục tiêu giúp bạn tiết kiệm chi phí tiếp thị bằng cách chỉ tập trung vào nhóm khách hàng phù hợp nhất. Khi nhận diện rõ đối tượng mục tiêu, bạn có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của họ và hiểu được các vấn đề từ góc nhìn của khách hàng.
Mặt bằng địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của salon của bạn. Nếu vốn ban đầu không nhiều, bạn có thể chọn các khu vực ở đầu ngõ hoặc khu vực tập trung đông học sinh, sinh viên,… không cần phải ở trên các tuyến đường lớn để đảm bảo ổn định kinh doanh.
Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là những người có thu nhập cao, bạn có thể chọn khu vực trung tâm, nơi có nhiều dân văn phòng hoặc tòa nhà chung cư,… để thu hút khách hàng một cách dễ dàng.
>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng mà bạn cần biết!
Khi mở tiệm tóc, việc chuẩn bị đầy đủ giấy phép là cần thiết. Tùy theo quy mô kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hồ sơ đăng ký kinh doanh hoàn chỉnh, bạn có thể tới cơ quan chính phủ để nhận sự hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn.
Việc có giấy phép kinh doanh đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự ổn định của hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu giấy phép, khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, bạn có thể phải chịu các hình phạt pháp lý.
Việc đào tạo nhân viên là một quy trình không thể thiếu, đặc biệt là đối với những nhân viên mới. Việc này đòi hỏi bạn phải dành thời gian để huấn luyện họ về cả chuyên môn và phong cách phục vụ. Bởi để làm hài lòng khách hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Và yêu cầu nhân viên phải thể hiện sự tận tình, niềm vui và sự chu đáo để tạo ra một ấn tượng tích cực. Phong cách chuyên nghiệp của nhân viên sẽ đóng góp vào việc duy trì sự trung thành của khách hàng.
Trong trường hợp salon của bạn mở rộng và có nhiều chi nhánh, bạn có thể cân nhắc gán từng nhân viên vào các chi nhánh khác nhau và thiết lập hệ thống quản lý nhân viên cho mỗi chi nhánh một cách chặt chẽ. Việc làm này giúp theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên một cách minh bạch. Đồng thời tính năng cập nhật thông tin về các nhân viên xuất sắc nhất sẽ được sử dụng để lập danh sách.
Nếu bạn không chú trọng đến hoạt động marketing, thì có thể xem như bạn đã bỏ lỡ một cơ hội tiềm năng quan trọng trong quá trình thu hút khách hàng. Chủ salon nên chụp ảnh những mẫu tóc hút mắt và đăng nội dung quảng cáo hấp dẫn trên các mạng xã hội, áp dụng các chương trình ưu đãi, hợp tác với các người nổi tiếng trên mạng hoặc cộng đồng (KOL, KOC). Đồng thời tham gia các sự kiện về tóc để tăng sự nhận biết về thương hiệu của tiệm.
Ngoài ra, việc seeding qua các công cụ hỗ trợ tăng tương tác như phần mềm seeding sẽ giúp quảng cáo nhiều bình luận, có độ tin cậy với người dùng.
Kết luận: Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm kinh doanh salon tóc mà phần mềm Ninja muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này và truyền động lực để tự tin bước vào con đường bạn đã lựa chọn.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH