Truyền thông là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng. Truyền thông giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng một cách hiệu quả. Vậy lập kế hoạch truyền thông là gì? Cách lập kế hoạch truyền thông tổng thể cho doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn tìm hiểu đáp án chi tiết trong bài viết dưới đây!
Lập kế hoạch truyền thông là quy trình nghiên cứu, phân tích để xác định mục tiêu, công chúng, thông điệp, chiến thuật,… nhằm mục đích giúp hoạt động truyền thông triển khai được hiệu quả và tối ưu nhất.
Việc lập kế hoạch trước khi đi vào triển khai hoạt động truyền thông giúp:
– Biết được đích đến, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch.
– Nắm rõ và theo dõi được tiến độ các đầu mục công việc cần hoàn thành.
– Xác định và cân đối ngân sách phù hợp.
– Hiểu rõ hơn về những gì các đồng nghiệp đang làm.
– Có một cơ sở để so sánh các chiến dịch khác đã và sắp triển khai…
>>Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Tầm quan trọng của truyền thông nội bộ
Một bản kế hoạch truyền thông được lập càng chi tiết, rõ ràng thì quá trình triển khai càng thuận lợi và hạn chế được các rủi ro. Dưới đây là các bước để lập kế hoạch truyền thông tổng thể doanh nghiệp nên tham khảo.
Trước tiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích tổng quan về:
– Mục tiêu dự định của bạn
– Các bên liên quan về thị trường, đối tác truyền thông,…
– Bài học kinh nghiệm rút ra từ các chiến dịch trước đó và của đối thủ…
Từ đó, đưa ra những lưu ý để quá trình xây dựng và thực thi kế hoạch truyền thông được hiệu quả nhất.
Mục tiêu chính là đích đến cuối cùng của chiến dịch truyền thông. Một mục tiêu cụ thể sẽ đảm bảo chiến dịch có quy trình vận hành phù hợp và hướng tới đúng mục tiêu. Xác định được mục tiêu sẽ giúp xác định được các yếu tố khác của chiến dịch: đối tượng, thông điệp, chiến thuật…
Ví dụ:
– Quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới
– Tăng độ nhận diện thương hiệu
– Xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp
Công chúng mục tiêu là đối tượng mà chiến dịch truyền thông muốn hướng tới nhằm thay đổi hành vi, nhận thức và thái độ của họ. Xác định đúng đối tượng công chúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến dịch truyền thông, tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Để phân tích khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể dựa theo các tiêu chí:
– Theo nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp
– Nghiên cứu hành vi, nhu cầu, sở thích, mối quan tâm
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh các sản phẩm về phần mềm marketing, đối tượng khách hàng tiềm năng có thể là người đang kinh doanh online trên mạng xã hội, có nhu cầu tăng tương tác, tăng follow tài khoản…
Bước tiếp theo trong quy trình lập kế hoạch truyền thông là xác định thông điệp. Thông điệp là nội dung chính của chiến dịch, là những thông tin mà bạn muốn truyền tải tới đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Thông điệp truyền thông được xác định dựa theo:
– Mục tiêu của chiến dịch
– Nhu cầu của khách hàng
Qua đó, giúp tăng khả năng thành công của chiến dịch và tác động hiệu quả đến khách hàng.
Mỗi loại hình và mỗi kế hoạch khác nhau sẽ có loại kênh truyền thông khác nhau. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sẽ giúp hiệu quả truyền thông được tối ưu nhất và thông điệp sẽ được đến đúng với đối tượng mục tiêu của chiến dịch.
Một vài kênh truyền thông phổ biến doanh nghiệp nên tham khảo:
– Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter…
– Kênh báo chí
– Kênh truyền hình
– Banner, quảng cáo ngoài trời,…
Đây được đánh giá là một trong những phần không thể thiếu trong kế hoạch truyền thông. Một bản chiến thuật đầy đủ và chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp biết mình nên làm những gì để hoạt động truyền thông diễn ra được trơn tru, dễ dàng.
Đồng thời, việc hoạch định ngân sách sẽ cho thấy những khoản chi tiêu cần có trong chiến dịch và doanh nghiệp cần làm những gì để kêu gọi tài trợ, quyên góp… cho các khoản chi tiêu trên.
Để biết được hiệu quả tác động của chiến dịch truyền thông như thế nào, doanh nghiệp cần thực hiện đo lường đánh giá ngay khi chiến dịch kết thúc. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra những đánh giá để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ chiến dịch và rút ra những bài học kinh nghiệm cho lần truyền thông tiếp theo.
– Tiêu chí đo lường, đánh giá: hiệu quả về thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng tham gia
– Phương thức đo lường, đánh giá: phiếu khảo sát, phỏng vấn sâu,…
Trên đây, Phần mềm Ninja đã chia sẻ tới bạn nội dung về lập kế hoạch truyền thông và quy trình lập kế hoạch tổng thể cho doanh nghiệp. Hi vọng bạn tham khảo và áp dụng để xây dựng kế hoạch truyền thông tiếp cận khách hàng hiệu quả. Chúc bạn thành công!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Group HCM: https://www.facebook.com/groups/952213511918580/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lammarketing0dong
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCemwpJtaSpQJL_0KGL8mkBA
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
HỖ TRỢ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH
HỖ TRỢ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH