Phân loại khách hàng là gì? Cách phân loại khách hàng trong kinh doanh
Tháng Mười 28, 2022
Phân loại khách hàng là bước quan trọng trong kinh doanh, marketing và chăm sóc khách hàng. Nhằm mục đích cá nhân hoá các nhóm khách hàng riêng biệt, có đặc điểm riêng để kiểm soát hay chăm sóc, làm tiếp thị phù hợp. Vậy phân loại khách hàng là gì? Có những cách phân loại khách hàng trong kinh doanh nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Phân loại khách hàng là việc doanh nghiệp thực hiện phân chia khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ dựa trên các đặc điểm tương đồng thành những nhóm nhỏ. Đây là một trong những chiến lược phân tích, chăm sóc khách hàng và là cách nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả.
Thông thường các nhóm khách hàng sẽ được phân loại dựa trên các đặc điểm như: vị trí địa lý, độ tuổi, nhu cầu, sở thích, thu nhập, học vấn, giới tính, dân tộc…
Việc thực hiện phân tích để thống kê, phân loại khách hàng là điều doanh nghiệp nào cũng chú trọng thực hiện, nhằm mục đích:
Xác định đúng khách hàng mục tiêu: Nhờ phân loại khách hàng, doanh nghiệp có thể khoanh vùng đúng đối tượng phù hợp. Từ đó có thể tiếp cận nhóm đối tượng này để có chiến lược tiếp thị, cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp
Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng đúng người đúng chiến lược
Đưa ra thông điệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng thông qua việc hiểu tệp khách hàng và phát triển nội dung bám sát vào từng nhóm khách hàng.
Phần lớn doanh nghiệp thường áp dụng các cách lấy thông tin khách hàng để phân loại họ thành nhóm theo nhiều yếu tố như độ tuổi, hành vi, tính cách, thu nhập… Chiến lược phân loại cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Để hiểu rõ hơn về các cách phân loại khách hàng trong kinh doanh, mời bạn theo dõi thông tin chi tiết dưới đây!
1. Phân loại khách hàng theo độ tuổi
Cách phân loại khách hàng mà hầu hết các doanh nghiệp áp dụng là dựa theo độ tuổi. Dưới đây là một số nhóm tuổi thường được phân nhóm để phục vụ cho hoạt động bán hàng, làm marketing như:
Phân loại khách hàng theo độ tuổi
12 – 17 tuổi: Nhóm này có khả năng ghi nhớ tốt các nhãn mác thương hiệu sản phẩm được quảng cáo. Họ bắt đầu có yêu cầu về thẩm mỹ đối với sản phẩm. Tuy nhiên, khách hàng thuộc nhóm này chưa đủ chín chắn trong mua hàng, họ không có nhu cầu thiết thực, dễ chạy theo trào lưu. Đồng thời quyết định mua hàng của họ phụ thuộc một phần vào gia đình, người đại diện.
18 – 24 tuổi: Nhóm này thường là các sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp ra trường. Họ có mức thu nhập còn thấp nên chưa có nhu cầu cao. Tuy nhiên họ rất chăm tương tác trên mạng xã hội và có nhu cầu đối với đồ ăn vặt, phụ kiện, đồ đi phượt, mặt hàng thời trang, mỹ phẩm có giá tầm trung trở xuống.
25 – 30 tuổi: Nhóm này đa phần là người đã ổn định cuộc sống. Họ có thu nhập cao hơn, có nhu cầu đối với những sản phẩm chất lượng cao. Đặc biệt, họ có nhu cầu mua sắm sản phẩm cho mẹ và bé (đối với nữ đã lập gia đình)
31 – 40 tuổi: Nhóm khách hàng này có thu nhập cao, có khoản tiết kiệm dư dả. Do đó, yêu cầu mua sắm của họ khắt khe hơn. Họ mong muốn sở hữu sản phẩm chất lượng cao, hàng cao cấp và họ không bận tâm nhiều về giá cả
41 – 50 tuổi: Nhóm này có tài sản riêng, ít dùng mạng xã hội và họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn cho con cái
Trên 50 tuổi: Đây là nhóm có thu nhập cao, có khoản tiết kiệm, tài sản riêng hay có con cái đã trưởng thành. Họ ít tương tác nhiều trên mạng xã hội và khá khó tính, kỹ tính khi mua hàng. Đa phần họ sẽ chi tiêu nhiều cho vấn đề chăm sóc sức khỏe
2. Phân loại khách hàng theo tính cách
Cách phân loại khách hàng tiếp theo mà nhiều doanh nghiệp áp dụng là dựa vào tính cách. Tùy thuộc vào môi trường sống, môi trường giáo dục khác nhau mà mỗi người khi lớn lên sẽ hình thành những tính cách khác nhau, mang đặc trưng riêng của mỗi người. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rõ rệt đối với hành vi mua sắm của họ. Dưới đây là 4 nhóm tính cách phổ biến thường gặp trong kinh doanh và marketing:
Người kiểm soát (Controller): Họ có mục tiêu sống rõ ràng, nghiêm túc, có tính cạnh tranh và quyết đoán trong mọi việc. Chính vì thế, khi lựa chọn một sản phẩm/dịch vụ những khách hàng nayù thường đòi hỏi cao về chất lượng và sự chuyên nghiệp
Người đa cảm (Feeler): là những người đa sầu, đa cảm, dễ tổn thương, hay mất lòng tin vào người khác. Nhóm người thường giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống bằng cảm xúc hơn là lý trí. Khi mua hàng, họ thường ra quyết định bằng cảm nhận, trực giác. Và họ có thể sẽ thất vọng tràn trề nếu sản phẩm/dịch vụ đó không giống những gì mà họ được tư vấn, quảng cáo.
Người tư duy (Thinker): là nhóm người khá rụt rè, hướng nội, không có chủ kiến và khá xa cách với mọi người. Tuy nhiên, khi chú ý đến vấn đề nào đó, họ thường để tâm chi tiết. Họ sống thực tế và thích sự ổn định, chắc chắn. Vì thế, họ thường khá cẩn thận, luôn tìm thông tin chính xác, xác thực rõ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định mua sắm nào.
Người có tính hài hước, giải trí (Entertainer): Đây là nhóm khách hàng hướng ngoại, giỏi giao tiếp và xây dựng mối quan hệ. Họ thích nói nhiều hơn là lắng nghe. Cho nên họ không thích bị gò bó bởi những quy tắc, kỷ luật và không thích nghe tiếp thị một cách cứng nhắc.
Phân loại khách hàng theo tính cách
3. Phân loại khách hàng theo thu nhập
Dựa theo thu nhập, doanh nghiệp cũng có thể phân loại được các nhóm khách hàng, cụ thể:
Khách hàng bình dân:Họ quan tâm đến các sản phẩm có giá thành bình dân, họ thích các chương trình khuyến mãi và chính sách giảm giá.
Nhóm khách hàng trung cấp: Nhóm nay bao gồm các khách hàng có khả năng mua các sản phẩm có giá trị trung bình với mức giá trung bình.
Khách hàng cao cấp: Nhóm khách hàng này bị thu hút bởi các sản phẩm có giá thành và chất lượng cao cấp.
4. Phân loại khách hàng theo hành vi của họ
Bên cạnh 3 cách phân chia trên, doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng dựa trên hành vi của họ. Chiến lược phân loại khách hàng theo góc độ này đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu từ các đội ngũ trong doanh nghiệp. Quá trình thực hiện sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh gồm: Những gì khách hàng đã mua; Tần suất mua hàng của người tiêu dùng và Lí do khách hàng lựa chọn mua sản phẩm, dịch vụ đó.
Thông thường, doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng thành 4 dạng hành vi phổ biến như sau:
Thói quen mua hàng trực tuyến
Mức độ trung thành với doanh nghiệp
Số lượng đặt hàng
Lợi ích tìm kiếm
Phân loại khách hàng theo hành vi
Như vậy, bài viết trên bạn đọc đã được tìm hiểu về phân loại khách hàng và 4 cách phân loại KH phổ biến trong kinh doanh. Để hỗ trợ việc thu thập data khách hàng số lượng lớn một cách chính xác nhất, bạn nên ứng dụng phần mềm quét data khách hàng. Công cụ sẽ hỗ trợ bạn thực hiện thu thập toàn bộ thông tin khách hàng một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất. Bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian, công sức, vừa có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh, làm tiếp thị diễn ra hiệu quả hơn.